Xử lý nước nhiễm sắt bằng phương pháp truyền thống hay lọc nước tổng hiện đại

time Monday, 10/08/2020
user Đăng bởi Mss Thao

Xử lý sắt có thể bằng phương pháp truyền thống, cũng có thể bằng phương pháp lọc nước tổng hiện đại. Vậy phương pháp nào phù hợp và tốt? Đây là vấn đề quan trọng cần tìm hiểu. Bài viết sẽ phân tích cho bạn những phương pháp này để có thể chọn lựa cho mình giải pháp phù hợp nhé.

Xử lý nước ngầm nhiễm sắt bằng bể lọc

Đây là cách làm truyền thống của người dân bao đời nay. Các hộ gia đình tiến hành xây các bể lọc có kết cấu bền vừng từ bê tông, cốt thép. Hoặc cũng có thể đơn giản hơn là các bình chứa bằng nhựa.

Cách làm cũng khá đơn giản:

Đầu tiên chắc chắn phải xây dựng bể. Sau đó tiến hàng đổ các nguyên vật liệu có tác dụng lọc vào bể. Sử dụng các nguyên vật liệu sau: Cát, sỏi thạch anh, than hoạt tính viên nén, cát mangan hoặc filox.

Đối với những bể lọc xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt khoảng 1m3 thì cần:

  • Sỏi thạch anh: 4 bao
  • Cát thạch anh: 9 bao
  • Than hoạt tính: 50 kg
  • Cát mangan hoặc filox: 75 kg

https://sunny-eco.vn/wp-content/uploads/2017/08/loc-nuoc-gieng-khoan.jpg

Sơ đồ bể lọc nước giếng khoan

Với phương pháp này, người dùng có thể dễ dàng thi công, chất lượng lọc cũng tương đối ổn định. Đồng thời, giá thành cũng tương đối rẻ.

Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm: Hệ thống lọc dễ bị tắc trong quá trình sử dụng. Có nhiều giải pháp được đưa ra như lắp thêm bơm sục, tuy nhiên hiệu quả cũng không cao.

Xử lý nước ngầm nhiễm sắt bằng phương pháp lọc nước tổng hiện đại

Hiện nay, có một giải pháp rất tối ưu cho nguồn nước sinh hoạt nhiễm sắt. Đó là hệ thống lọc tổng sinh hoạt. Đây là hệ thống sử dụng các thiết bị lọc chuyên dụng được lắp đặt ở đầu nguồn để cho ra nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn. Hệ thống này với những vật liệu lọc cao cấp có thể cho hiệu quả lọc sạch cao, đặc biệt có thể loại bỏ hoàn toàn sắt trong nước. Không chỉ loại bỏ sắt, hệ thống lọc nước tổng còn loại bỏ tạp chất, hóa chất, chất hữu cơ, ion kim loại, làm mềm nước… Vì thế, nguồn nước sinh hoạt đầu ra được đảm bảo, an toàn và đạt chuẩn nước sinh hoạt của Bộ y tế.

Các bộ phận của hệ thống lọc nước tổng hiện đại

Đối với một hệ thống lọc nước tổng chuyên dụng, thường bao gồm các bộ phận sau:

  • Phần lắng: Phần này có ống lắng, có phao tự động điều khiển bơm lọc
  • Phần máy bơm áp: Đây là máy bơm chuyên dụng để chuyển nước từ bình lắng sang các cột lọc
  • Phần lọc nước: Đây là các cột lọc chứa các vật liệu lọc bên trong và đảm nhiệm chức năng chính của hệ thống là lọc nước. Thông thường, phần này thường được kết cấu từ 2 – 3 bình lọc. Các bình lọc này sử dụng loại Composite có khả năng chịu nắng mưa, thời tiết khắc nghiệt, bền bỉ, an toàn, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam

Các cột lọc Composite trong hệ thống lọc tổng

  • Phần Van tự động: Đây là thiết kế đêm lại những ưu điểm lớn so với bể lọc truyền thống. Những van này có khả năng tự động sục rửa, hoàn nguyên các vật liệu lọc. Điều này nhằm đảm bảo các vật liệu lọc luôn ở trạng thái tốt nhất, cho kết quả lọc sạch nhất. Đồng thời cũng hạn chế tối đa tình trạng tắc nghẽn.

Điều này cũng vô cùng thuận tiện cho người dùng khi có thể dễ dàng sục rửa, hoàn nguyên vật liệu lọc mà không phải tốn thời gian, công sức.

Ưu, nhược điểm của hệ thống lọc nước tổng

Hệ thống này có ưu điểm rất ấn tượng. Đó là lọc sạch và đảm bảo hơn nhiều so với bể lọc. Điều này là do:

  • Chiều dài cột lọc cao hơn (lớn hơn bể lọc tự nhiên từ 2 – 3 lần);
  • Lọc bằng áp lực nên có khả năng bố trí các vật liệu có khả năng hấp thụ lớn; 
  • Các cột lọc kín, không có sự xâm nhập, tác động từ những yếu tố bên ngoài môi trường

Bên cạnh đó, thời gian lọc bền bỉ và lâu phải thay vật tư hơn so với bể lọc truyền thống từ 2 – 4 lần.

Hệ thống này có nhược điểm là giá thành cao hơn bể lọc tự nhiên.

Trên đây là những phân tích về 2 phương pháp xử lý nước sinh hoạt nhiễm sắt. Nếu bạn muốn tư vấn cụ thể hơn về lọc nước tổng sinh hoat, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0977.456.892. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tối đa cho quý khách hàng

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: